Phòng ngừa rủi ro trong đầu tư nhà đất
Phòng ngừa rủi ro trong đầu tư nhà đất là vấn đề luôn được các nhà đầu tư quan tâm. Giống như trong thị trường cổ phiếu, giá cả trong thị trường bất động sản cũng không ổn định, luôn nằm trong thế tăng, giảm, lên, xuống không ngừng. Kinh doanh bất động sản thích ứng tương đối cả với chu kì kinh tế của sự phát triển xã hội, nó cũng phải trải qua bốn giai đoạn: Phồn vinh, nguy cơ, tiêu điều, khôi phục.
Với nhà đầu tư mà nói, sau khi mua nhà, việc thu lợi trong lai và tiềm lực tăng giá đều không ổn định. Một khi nhà đầu tư dự báo sai nhẹ thì lỗ lãi ngang bằng, nặng thì tất cả đều mất. Do đó làm thế nào để nắm bắt kịp thời tin tức, lẩn tránh được rủi ro là biện pháp để tạo thắng lợi, quyết định xem có thể kiếm lợi nhuận tránh bị “chợ hùm” ép giá.
Để hiểu về những rủi ro trong thị trường bất động sản thì việc tăng cường khả năng quan sát kĩ lưỡng, năng lực phản ứng của nhà đầu tư là điều lợi mà ta không thể nghi ngờ.
-
Rủi ro trong lãi suất
Loại rủi ro này còn gọi là rủi ro tiền bạc. Nguyên nhân là do nhà nước buông lỏng hoặc thắt chặt việc lưu thông tiền tệ, hạ thấp hoặc tăng lãi suất, dẫn đến sự sôi nổi trên thị trường nhà đất không đồng đều. Ví dụ: khi nhà nước giảm lãi suất dẫn đến một đợt tăng giá của thị trường trái phiếu, cổ phiếu, thị trường nhà đất cũng chịu ảnh hưởng ấy, bắt đầu từ từ lên cao. Nhưng với lãi suất tăng cao, sẽ tăng giá thành nhà đất của nhà đầu tư và công ty bất động sản, giảm tương ứng phần lợi nhuận họ có khả năng đạt được, từ đó kích thích tính đầu tư tích cực của các bên, làm đồng tiền nhàn rỗi chuyển sang lĩnh vực khác, thị trường cũng nhất định phải giảm nhiệt.
-
Rủi ro trong sức mua
Từ khi nhà nước thực hành điều tiết và kiểm soát kinh tế vĩ mô đến nay việc đầu tư “ảo” của thị trường nhà đất đã bị ngừng lại. Phổ biến ở những nơi này tỷ lệ khống chế việc mua nhà, hoa viên biệt thự tăng lên, trong khi nhà ở cho người có thu nhập thấp rất dễ mua. Việc này xét về mặt nào đó đã thức tỉnh nhà đầu tư, giá của hàng mua phải thích hợp, tránh cho biến động thị trường sau này làm cho việc bán ra gặp khó khan.
Ngoài ra, do lưu thông hàng hóa thuận lợi dẫn đến sức mua của đồng tiền hạ xuống, làm cho thu nhập của nhà đầu tư ít đi, không khí mua của thị trường không sôi nổi, cũng là một mặt của rủi ro về sức mua.
-
Rủi ro kinh doanh
Rủi ro này là do khi nhà đầu tư đã “nuốt” nhà đất, do quản lý kinh doanh không thạo hoặc bán ra không linh hoạt, tạo nên thu không đủ chi, gây tổn thất về lợi tức. Thường thì sau khi nhà đầu tư mua nhà, hoặc cho thuê, hoặc đợi giá mà bán, do vậy tăng thu nhập khi cho thuê nhà như thế nào, giảm bớt tỷ lệ nhà trống ra sao là một kỹ xảo quản lý kinh doanh phải nghiên cứu. Vừa không thể ra giá quá cao, đe dọa người mua bỏ chạy, lại không thể mù quáng ép giá xuống, khiến cho bản thân làm ăn khó khan mà không được lợi.
-
Rủi ro xã hội
Đây là loại rủi ro do không thể lường trước. Sự biến động của kinh tế, chính trị xã hội làm giá thị trường bất động sản biến đổi. Ví dụ như sự thay đổi lãnh đạo quốc gia, sự đe dọa của chiến tranh, sự suy thoái của thị trường, kinh tế,… đều có thể gây ra sự sụt giá của thị trường đất đai, thậm chí giá đất còn tụt xuống ghê gớm.
-
Rủi ro do sự phát triển thị trường
Loại rủi ro này chủ yếu do nhân tố không xác định trong thị trường bất động sản tạo thành, bao gồm trình độ phát triển của thị trường, xây dựng chế độ quy phạm, phương thức cạnh tranh điều chỉnh kết cấu… dẫn đến sai xót khác trong thu chi của nhà đầu tư.
-
Rủi ro tự nhiên và rủi ro kỹ thuật
Loại rủi ro này do tác hại của tự nhiên, do không thể chống lại được ngoại lực, do tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Sự thay đổi của kết cấu vật liệu còn dẫn đến khả năng xảy ra tổn thất cho nhà đầu tư.
-
Dự báo trước cơn “sốt” nhà đất
Từ hiện thực của giá nhà đất, có thêt thấy giá nhà đất của các thành phố lớn trên thế giới hiện nay đều đang tăng rất cao. Trong một đo thị lớn đã được quốc tế hóa hay trong đô thị nhỏ hoặc vừa đang phát triển nhanh chón, nếu có sẵn tài sản nhà đất trương đương với việc nắm giữ một gia sản lớn, chỉ cần kiên trì chờ đợi, việc tăng lợi nhuận là điều không cần nói.
Trên chặng đường phát triển của xã hội, có thể thấy bất luận là nước phát triển hay nước đang phát triển đều đã trải qua hoặc đang trải qua quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, hiện đại hóa, tỉ trọng ngành bất động sản trên tổng giá trị sản phẩm quốc dân đều đang không ngừng tăng lên, mà trước mắt trình độ đo thị hóa của nước ta kém xa so với những nước phát triển, lại không thỏa mãn được yêu cầu hiện thực của xã hội.
Do đó nhìn từ góc độ của cá nhân đầu tư, ở các nước phát triển trên thế giới, thu nhập do đầu tư bất động sản của cá nhân chiếm trên một nửa các thu nhập khác. Bởi ở các nước phương Tây, thông thường giá thuê phòng tương đối cao, cá nhân mua nhà vừa giảm được tiền thuê vừa có thể được hưởng phúc lợi của việc tăng giá nhà đất. Ở các nước này, cùng với việc thực hiện chế độ nhà nước nhượng lại quyền ở hữu đất đai, chế độ cải cách nhà ở, việc đẩy mạnh thương phẩm hóa nhà đất sẽ khiến cho ngày càng nhiều nhà đầu tư gia nhập vào thị trường này, làm cho nhịp bước của tư hữu hóa, thị trường nhà đất tăng nhanh.
Nhìn từ nên kinh tế vĩ mô và tình hình lưu thông tiền tệ của nước ta, trải qua quá trình điều chỉnh quản lý bằng cách thắt chặt, tất yếu làm cho cả nền kinh tế quôc dân vừa duy trì tốc độ tăng trưởng cao vừa bước vào quỹ đạo của sự phát triển phồn vinh. Theo cảm nhận về thị trường hiện tại và những phân tích bên trên, chúng ta có thể nhận thấy lĩnh vực bất động sản của nước ta đang trong thời kì khôi phục, trong mấy năm sau này sẽ có thể xuất hiện một trào lưu mới.
Có thể lạc quan tin rằng tình hình trong 20 – 30 năm nữa sẽ là giá cả thị trường bất động sản tăng lên trong ổn định. Đối với phần đông nhà đầu tư, không còn nghi ngờ về việc họ đang đối mặt với một cơ hội đầu tư mới và sự thách thức của việc đầu tư. Nắm bắt kịp thời việc tăng giá của thị trường bất động sản, không bỏ qua bất cứ một đường đi nào của việc phát triển đầu tư, kiếm tiền thu lợi, lập nghiệp nuôi gia đình không còn là giấc mộng không trọn vẹn nữa.
Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp các nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro trong đầu tư nhà đất và có những giao dịch thành công.
Xem thêm: Đầu tư nhà đất: 4 mẹo giúp việc đầu tư nhà đất thành công