Bất động sản Mê Linh sắp tỉnh cơn mê?
Nằm ở phía Bắc Hà Nội, Mê Linh từng là một trong những tâm điểm của cơn sốt đất khi có thông tin sáp nhập về thủ đô.
Các dự án bất động sản Mê Linh rơi vào cơn ngủ vùi cả chục năm sau sốt đất
Tuy nhiên, hơn 10 năm qua, sau cơn nóng sốt, phần lớn những dự án đất nền tạo sóng một thời vẫn mang diện mạo hoang tàn. Sự khởi sắc của thị trường le lói ở phân khúc đất thổ cư.
Sự im lìm của đất dự án…
Tháng 3-2008, khi phương án mở rộng địa giới hành chính của thủ đô được công bố, Mê Linh và nhiều vùng ven đô khác trở thành điểm nóng của thị trường bất động sản. Trên địa phận Mê Linh, dọc theo tuyến quốc lộ 23, từ Thanh Lâm, về tới Đại Thịnh, Tiền Phong, san sát các dự án bất động sản.
Tính đến tháng 7-2008 (thời điểm sáp nhập), Mê Linh có tới 46 dự án được cấp phép. Nhiều dự án lớn có quy mô hàng trăm ha như khu nhà nghỉ và biệt thự Nam Sơn của Công ty CP Vinh Sơn trên 60ha; khu biệt thự sinh thái Phúc Việt của Công ty CP Đầu tư xây dựng và Thương mại Phúc Việt quy mô 24,3 ha; khu chung cư cao tầng và nhà ở cho công nhân khu công nghiệp của Công ty CP Đầu tư Xây dựng số 18 quy mô gần 16 ha; khu đô thị Minh Giang Đầm và của Công ty TNHH Minh Giang gần 22ha; dự án làng hoa Tiền Phong của Cty TNHH Tiền Phong trên 40 ha; Làng Quốc tế Tiền Phong gần 30 ha…
Giá đất trước đó chỉ dao động từ 3-5 triệu đồng/m2 thì trong cơn sốt, nhảy vọt lên mức 18-25 triệu đồng/m2.
Tuy nhiên, sau khi sáp nhập về Hà Nội, bất động sản Mê Linh rơi vào “vùng trũng” do tác động của cuộc khủng hoảng bất động sản giai đoạn 2010-2012 và những vướng mắc trong điều chỉnh quy hoạch, giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính phát sinh từ quá trình sáp nhập.
Từ mức giá cao ngất ngưởng, bị thổi lên trong cơn sốt 18-25 triệu đồng/m2, giá đất trong giai đoạn khủng hoảng sụt giảm mạnh xuống còn 4-5 triệu đồng/m2, thanh khoản đóng băng.
Các dự án bất động sản Mê Linh rơi vào cơn ngủ vùi cả chục năm sau đó. Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, trên địa bàn huyện Mê Linh hiện có gần 60 dự án xây dựng khu đô thị, nhà ở với tổng diện tích hơn 2.000 ha. Phần lớn các dự án đều ở tình trạng hoang hóa.
Thực tế này khiến thời điểm đầu năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc 2 lần yêu cầu UBND TP. Hà Nội kiểm tra và xử lý phản ánh liên quan đến gần 2.000 ha đất dự án đô thị bỏ hoang nhiều năm nay ở huyện Mê Linh.
… đến sự khởi sắc của đất thổ cư
Khoảng 3 năm qua, phía Tây – điểm nóng của bất động sản Hà Nội – bắt đầu san sẻ thị phần với phía Bắc. Phía Bắc thủ đô đã có cuộc trở mình đầy ấn tượng. Khu vực cầu Nhật Tân, bờ Nam sông Hồng nổi lên là nơi có tốc độ phát triển nhanh, được giới chuyên gia dự báo sẽ là điểm nóng mới, đối trọng với phía Tây.
Sức hút của bất động sản khu vực này đến từ việc cầu Nhật Tân được đưa vào sử dụng, thông tin về cầu Tứ Liên được hé lộ. Ngoài ra, hàng loạt siêu dự án như công viên Kim Quy, trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia, công viên phần mềm… được khởi công, triển khai.
Theo quy hoạch, khu đô thị 2 bên đường Nhật Tân – Nội Bài sẽ quy tụ những dự án quy mô lớn của Hà Nội từ nay đến 2030 với quy mô lên đến 2.080 ha nằm trên tổng chiều dài khoảng 11,7 km.
Trong khi hàng loạt dự án đất nền vẫn đang trong tình trạng hoang hóa thì phân khúc đất thổ cư trong dân có sự khởi sắc nhất định. Trong ảnh: trung tâm thương mại Mê Linh Plaza
Tâm điểm của phía Bắc Hà Nội là Đông Anh. Chỉ trong khoảng 2 năm qua, Đông Anh có những biến động lớn ở cả nguồn cung và cơ cấu sản phẩm bất động sản. Thị trường này liên tục chứng kiến sự nhảy múa về giá đất ở những khu vực có thông tin quy hoạch.
Một thực tế không thể phủ nhận là sự phát triển mạnh của bất động sản trục Nhật Tân – Nội Bài cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của bất động sản Mê Linh – khu vực liền kề, giáp ranh ngay cạnh huyện Đông Anh.
Cùng với đó, nội tại thị trường Mê Linh cũng có những chuyển biến mạnh mẽ về hạ tầng. UBND huyện Mê Linh đang tập trung nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho 2 thị trấn Quang Minh và Chi Đông với tổng mức đầu tư lên đến hàng chục tỷ đồng; dự án xây dựng cầu Hồng Hà cũng sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Mê Linh đến trung tâm Hà Nội.
Tuy nhiên, sự thức giấc của Mê Linh mang tính chất cục bộ, trong khi hàng loạt dự án đất nền vẫn đang trong tình trạng hoang hóa thì phân khúc đất thổ cư trong dân có sự khởi sắc nhất định.
Đơn cử, những lô đất mặt tiền thị trấn Quang Minh, so với đầu năm 2018, giá tăng từ 7-10%, từ mức 19-23 triệu đồng/m2 lên mức 21-25 triệu đồng/m2. Cùng thuộc khu vực thị trấn, những khu đất gần trung tâm hành chính huyện, giá đất cũng tăng từ 12-13 triệu đồng/m2 lên 13-14,5 triệu đồng/m2.
Đất tại Do Thượng (Tiền Phong), cách cao tốc Thăng Long – Nội Bài 400m, gần khu công nghiệp Quang Minh, khu công nghiệp Bắc Thăng Long, giá đất tăng nhẹ từ 13-14 triệu đồng/m2 lên mức 14-14,5 triệu đồng/m2. Đất tại xã Chu Phan, gần trục đô thị Mê Linh – Hà Nội – Vĩnh Phúc, cũng tăng từ 6-7 triệu đồng/m2 lên 7-7,5 triệu đồng/m2…
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, những năm qua, thị trường Mê Linh chuyển biến khá chậm chạp. Việc những đại dự án đang hoang hóa có hồi sinh,phát triển được không còn là 1 bài toán đầy thách thức. Tuy nhiên, trong tầm nhìn dài hạn 10 năm nữa, Mê Linh có thể trở thành một điểm nóng của Hà Nội, nối tiếp những Hà Đông, Nam Từ Liêm, Long Biên…
Đất Mê Linh tỉnh giấc sau nhiều năm ngủ say
Sau cả thập kỷ chìm vào không khí ảm đạm thị trường bất động sản ở mê linh đã có dấu hiệu hồi phục trở lại. Tuy những giao dịch còn nhỏ giá cả cầm trừng nhưng đó cũng là tín hiệu vui đánh dấu sự quay lại của thị trường cho các nhà đầu tư đất tại đây.
Vào tháng 10/2016, UBND TP. Hà Nội đã chính thức khởi công Dự án đầu tư mở rộng đường Phạm Văn Đồng – Vành đai 3 đoạn Mai Dịch – cầu Thăng Long từ 56m lên 93m bề ngang, với tổng mức tổng đầu tư dự án hơn 3.000 tỉ đồng. Cùng với đó là việc hoàn thiện dự án cầu Nhật Tân với tổng chiều dài 8.930m khiến giới đầu tư tin rằng, những kết nối hạ tầng sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến bất động sản Mê Linh. Theo quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn 2050 của Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội và Nhà nước đã chọn Mê Linh làm khu vực “vàng”, rót nguồn vốn để quy hoạch phát triển và đồng bộ. Trải qua thời gian tập trung xây dựng, Mê Linh đã và đang trở thành khu đô thị hạt nhân – đầu não của thành phố.
Lý giải việc các dự án rơi vào tình trạng bị “đóng băng” cả chục năm, các chuyên gia cho rằng thời điểm điều chỉnh địa giới, mật độ xây dựng các khu vực so với Hà Nội có sự khác nhau, nên khi sáp nhập vào Hà Nội có sự điều chỉnh, đồng thời vướng phải những khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, cộng với giai đoạn thị trường khủng hoảng khiến cho các dự án lâm vào cảnh “bất động”. Hiện tại nhiều dự án tại Mê Linh đã bắt đầu triển khai, khoảng nửa năm nữa có thể đủ điều kiện mở bán. “Tôi cho rằng, cuối năm nay và sang năm sau, các dự án tại mê Linh sẽ triển khai mạnh mẽ hơn, bởi khi hạ tầng được đẩy lên, không lý gì một khu vực gần Hà Nội với giá đất chỉ hơn 10 triệu đồng/m2 lại không sôi động”, chủ đầu tư này nhận định.
Theo khảo sát, đất tại một số khu vực huyện Mê Linh hiện cũng đang rục rịch tăng giá. Cụ thể tại xã Chu Phan, đất giao bán có giá khoảng 20 triệu đồng/m2, tăng 5 – 7 triệu đồng/m2 so với trước. Nguyên nhân bởi xã này vừa hoàn thành xong tuyến đường liên huyện, nối xã Tiến Thịnh. Tuy nhiên, đất ở Tiến Thịnh do đã tăng từ trước bởi hạ tầng hoàn chỉnh nên hiện không tăng thêm, đất mặt tiền tại đây có giá khoảng 20-25 triệu đồng/m2.
Đặc biệt, bất động sản Mê Linh chắc chắn sẽ một lần nữa tạo “sóng” khi cầu Hồng Hà được xây dựng xong, khi việc di chuyển vào trung tâm thành phố Hà Nội không còn là trở ngại với cư dân sinh sống tại đây. Ngoài ra, việc UBND thành phố Hà Nội thúc giục và kiểm soát chặt chẽ công trình xây dựng bệnh viện Đa khoa 1000 giường bằng 100% ngân sách thành phố chính là minh chứng rất rõ cho sự quan tâm của Nhà nước và thành phố với huyện Mê Linh. Theo UBND huyện Mê Linh, huyện đang tập trung nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho 2 thị trấn Quang Minh và Chi Đông với tổng mức đầu tư lên đến hàng chục tỷ đồng, nhằm thúc đầy phát triển kinh tế, xã hội. Với tất cả sự phát triển đồng bộ và hoàn thiện trên, có thể khẳng định bất động sản Mê Linh sẽ ngày càng khởi sắc theo báo dân chí.
Khảo sát ở một số khu vực, các khu đất đấu giá trung tâm hành chính huyện khoảng 13 – 15 triệu đồng/m2; đất tại khu vực xã Kim Hoa, gần thị trấn Chi Đông, Quang Minh vừa đấu giá khoảng 10 đến 13 triệu đồng/m2. Đất ở trong làng của một số xã, thị trấn như Tiền Phong, Chi Đông, Quang Minh có giá khoảng 6 – 7 triệu đồng/m2. Các xã nông nghiệp như Chu Phan, đất trong làng khoảng 3 triệu đồng/m2; đất ven theo các trục đường quốc lộ khoảng 15 triệu đồng/m2; đất một số khu công nghiệp có giá 3 – 4 triệu đồng/m2. Xem thêm dự án kim hoa mê linh.
Nhờ được hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng, đường xá được nâng cấp. Liên kết vùng giữa mê linh với thành phố đã rễ ràng hơn trước, tạo điều kiện phát triển về mọi mặt xã hội. Nhờ vậy các dự án Bất Động Sản cũng được thúc đẩy mạnh từ cú huých này. Dự đoán của nhiều chuyên gia thì thị trường nhà đất nơi đây sẽ còn sôi động hơn nữa trong thời gian tới nhất là khi các công trình trên hoàn thành và đi vào hoạt động.
Vì sao giá nhà, đất ở Mê Linh tăng mạnh?
Sau khi sát nhập về Hà Nội, mạng lưới giao thông của Mê Linh được đầu tư khá liên hoàn, thông suốt từ khu dự án toả đi các khu đô thị liên quan.
Giá đất dự án ở khu vực Mê Linh, đặc biệt là đất dọc hai bên đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài đang sốt lên từng ngày với lợi thế giá rẻ, hạ tầng tốt.
Sốt vì giá “mềm”
Theo thống kê của UBND TP.Hà Nội, hiện trên địa bàn huyện Mê Linh có tới gần 80 dự án, trong đó có gần 40 dự án nhà ở, khu nhà vườn, khu công nghiệp, chung cư biệt thự nhà vườn, dịch vụ giải trí, du lịch… trong tổng số hơn 20 dự án được thành giao lập quy hạch, trong đó rất nhiều dự án đã được tiến hành triển khai.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Diệp ở đường Đại La, Q. Hai Bà Trưng khá ngỡ ngàng khi gia đình ông bà Trừng ở xã Tiền Phong tuyên bố sẽ chỉ bán cho chị 100 m2 trên thửa đất gần 1.000 m2 nhà ông đang sử dụng với giá 7 triệu đồng/m2. Cách đây 2 tháng giá của mảnh đất này là khoảng 5 triệu đồng/m2.
“Chỉ tại ông xã nhà tôi cứ lần lữa không quyết ngay, nên mới ra cơ sự này. Bây giờ giá đất đội lên tới 200 triệu đồng/mảnh 100m2 thì làm sao mà mua nổi”, chị Diệp nói mà không dấu khỏi tiếc nuối.
Theo danh sách của UBND TP Hà Nội thì tại khu vực xã Tiền Phong hiện nay gần như tập trung nhiều dự án khu đô thị, khu chung cư nhất của Mê Linh, khoảng 20 dự án nhà ở, khu đô thị, trong đó có gần 10 dự án được phê duyệt.
Mặt khác đây là nơi tập trung các dự án khu công nghiệp, và có dự án Trường đại học Tài chính – Ngân hàng, bệnh viện cho người thu nhập cao, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo… nên hạ tầng được các chủ đầu tư triển khai nhanh và hoàn thiện, đó là yếu tố chính đẩy giá đất tăng lên từng ngày.
Không chỉ đất ở khu dân cư tăng giá, mà các dự án tại khu đô thị giá căn hộ chung cư mặc dù tăng lên đáng kể nhưng vẫn thu hút khá nhiều khách hàng bình dân.
Tại các trang web mua bán bất động sản, căn hộ dự án Diamond Park đang được chào với giá 5 – 8 triệu đồng/m2, tại khu đô thị Cienco5 tăng rất nhanh, từ 6 triệu đồng/m2 giờ đã tăng lên 9 triệu đồng/m2.
Bên cạnh đất dự án của Khu đô thị loại 1 Cienco 5 Mê Linh, đất ở khu biệt thự Hà Phong cũng tăng lên đáng kể. Cách đó không xa, khu biệt thự Minh Giang- Đàm Và cũng “cháy” hàng. Giá gốc chủ đầu tư bán ra cách đây 1 tháng chỉ có 5,5 triệu đồng/m2 nhưng hiện tại đất ở đây giao dịch sang tay đã là 7-8 triệu đồng/m2.
“Dù sao thì chỉ cần trên dưới 1 tỷ đồng chúng tôi vẫn mua được một căn hộ, tùy vào diện tích và vị trí, và chỉ cần đặt trước 10% khi ký hợp đồng. Vì vậy, dù giá có tăng hơn trước nhưng so với nhiều khu vực khác của Hà Nội thì vẫn là được”, anh Văn Ngọc Thành, một nhà đầu tư cho hay.
Vì sao giá nhà, đất tăng mạnh?
Lý giải cho việc đất dự án, đất khu dân cư Mê Linh sốt lên ông Nguyễn Đức Hòa, giám đốc công ty BĐS B&D cho rằng: Sau một thời gian “nín thở” chờ UBND TP. Hà Nội rà soát lại quy hoạch các dự án khu đô thị thì các chủ đầu tư đã “thở phào” khi đã có ít nhất gần 40 dự án nhà ở, khu đô thị được thành phố cho phép tiếp tục triển khai.
“Trong khi chờ được phép của thành phố, các chủ dự án cũng đã chuẩn bị một kế hoạch truyền thông khá rầm rộ để khi chờ được chấp thuận ngay lập tức đã mở chiến dịch truyền thông khá dài hơi để quảng cáo về dự án của mình”, chị Mai – cán bộ truyền thông thuộc dự án nằm trên địa phận xã Tiền Phong, Mê Linh tiết lộ.
Theo tìm hiểu, sau khi sát nhập về Hà Nội, mạng lưới giao thông của Mê Linh được đầu tư khá liên hoàn, thông suốt từ khu dự án toả đi các khu đô thị liên quan. Sự thuận tiện về cơ sở hạ tầng đã được thể hiện rõ ở việc, thời gian di chuyển từ trung tâm của Mê Linh đến khu đô thị Ciputra chỉ khoảng 10 phút, đến Hồ Tây chỉ 15 phút đi xe máy, đến sân bay Nội Bài chỉ 10 phút, đến Sân Vận Động Mỹ Đình chỉ 20 phút…
Mặt khác, các khu đô thị mới ở Mê Linh còn nằm giữa các tuyến đường vành đai 3 và 4, đảm bảo việc lưu thông giữa khu đô thị với các vùng lân cận.
Theo anh Nguyễn Thái An, cán bộ Trung tâm lưu trữ quốc gia 1, ngoài ưu điểm thông thoáng hơn đất ở các khu vực phía Tây khi lên trung tâm thành phố đi qua nhiều tuyến đường nội đô đông đúc.
Trong khi từ đường cao tốc rẽ vào khu đô thị Diamond Park chỉ mất khoảng hơn 10 phút, hơn nữa đường giao thông vào khu đô thị xe chạy hai làn, hạ tầng cũng đã gần như được hoàn thiện, và quan trọng nhất là giá cả phù hợp với đồng lương công chức.
“Hiện nay giá đất ở khu vực phía Tây giá không dưới 20 triệu đồng/m2, trong khi tại Mê Linh có thể dễ dàng mua được đất với giá từ 6-8 triệu đồng/m2 mà khoảng cách di chuyển vào trung tâm thành phố cũng chỉ xa hơn không đáng kể, nên tôi quyết định đầu tư vào đất khu Mê Linh”, anh An hồ hởi cho biết.
Một nhà đầu tư khác, chị Nguyễn Thị Nữ, ở phố Hoàng Hoa Thám cho biết: Qua nghiên cứu thì các dự án tại Mê Linh cũng có tiến độ rất tốt bởi việc giải phóng mặt bằng đơn giản hơn nhiều so với khu vực phía Tây. Đặc biệt khi mua đất dự án, đất phân lô khách hàng đều được chủ dự án cam kết sẽ chịu trách nhiệm nếu nhà đất tranh chấp. “Khi chủ quyền rõ ràng thì chúng tôi mua cũng thấy yên tâm”, chị Nữ cho hay.
Chính vì hạ tầng tốt, giá đất rẻ Mê Linh đang trở thành khu vực lý tưởng mà các chủ đầu tư có tiềm lực dòm ngó tới.
“Với số tiền vài tỷ trong tay chúng tôi chỉ mua được một hai căn liền kề ở khu phía Tây trong khi ở Mê Linh có thể mua được với số lượng gấp đôi, gấp ba. Tiền thuế chuyển nhượng cũng không quá chát”, N.H.P, một nhà đầu tư BĐS có tiếng ở Hà Nội cho biết.
Theo đánh giá của Công ty bất động sản Savills Vietnam, sau khu vực phía Tây, hiện nay nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu chuyển hướng nhắm tới khu vực phía đông bắc Hà Nội (cụ thể là khu vực huyện Mê Linh), gần hồ Tây hay trên đường ra sân bay Nội Bài. Đây là nơi bắt đầu được đánh giá là tiềm năng khi các dự án tả ngạn sông Hồng đang trên đà phát triển cùng với việc chủ đầu tư đang triển khai hàng loạt đô thị lớn như Cienco 5, Diamond Park…
Tiềm năng tăng giá của BĐS Mê Linh thu hút đầu tư trong năm 2020
Những cơ hội mới mở ra cho các nhà đầu tư khi BĐS Mê Linh có tiềm năng tăng giá cao trong năm 2020 nhờ kết nối hạ tầng và nâng cấp giao thông. Long Việt Riverside trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư thức thời.
Trong 2 năm trở lại đây, Mê Linh đã trở thành khu vực tạo được tiếng vang lớn trên thị trường. Cụ thể, theo quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn 2050 của Thủ đô Hà Nội, khu vực phía Tây Bắc Hà Nội tính từ đường vành đai 4 được xác định là đô thị hạt nhân– đầu não của các trung tâm Hà Nội; trung tâm chính trị hành chính, kinh tế, văn hóa, y tế chất lượng cao của Thủ đô. Mê Linh cũng trở thành một hạt nhân.
4 yếu tố tác động đến tiềm năng tăng giá của BĐS Mê Linh trong tương lai
Đường Phạm Văn Đồng mở rộng – Lưu thông thuận tiện đến trung tâm Hà Nội
Hiện nay, cùng với việc đường Phạm Văn Đồng đang được mở rộng tới 12 làn xe với chiều rộng 93m được xem như trục đường nội thành lớn bậc nhất miền Bắc và trục đường giao với Cầu Nhật Tân có sức chứa tới 10 làn xe, mở ra điều kiện lưu thông thuận lợi cho các khu vực lân cận tới trung tâm thành phố.
Sự thuận lợi này đã tạo cú hích lớn về hạ tầng và tác động tích cực đến thị trường BĐS khu vực vệ tinh. Theo đó, các dự án nằm dọc tuyến đường Phạm Văn Đồng, đặc biệt là khu vực Mê Linh sẽ được hưởng lợi lớn.
Đường Phạm Văn Đồng xây dựng mở rộng.
Sun Group xây dựng công viên Kim Quy Đông Anh – Công viên quy mô quốc tế
Với mục đích tạo nên một không gian giải trí – văn hoá có chiều sâu không chỉ cho cư dân Hà Nội mà cho khắp cả nước, Sun Group đã xây dựng công viên Kim Quy với diện tích trên 100ha với vốn đầu tư giai đoạn I là 4600 tỷ đồng.
Dự án lấy cảm hứng từ truyền thuyết Loa Thành, công viên là sự giao thoa giữa văn hoá truyền thống và hiện đại. Nơi đây được ví như Disneyland tại Việt Nam. Nhờ đó, các dự án BĐS lân cận sẽ được hưởng lợi từ không gian giải trí đồng thời tăng lợi ích trong kinh doanh khi lượng khách du lịch tăng cao.
Hà Nội phê duyệt xây dựng trung tâm văn hoá, thể thao Đông Anh
Dự án được xây dựng có tổng diện tích là 69.304,45m2 được chia ra thành các khu vực: Khu nhà thi đấu, Khu sân thể thao ngoài trời, Khu bể bơi, Khu nhà văn hoá và các công trình phụ trợ, Khu sân hội chợ triển lãm. Với quy mô lớn và được chú trọng đầu tư, dự án sẽ mang đến sân chơi lớn cho cư dân địa bàn, thậm chí toàn thành phố
Mê Linh quy tụ nhiều dự án BĐS hàng nghìn tỷ của các chủ đầu tư lớn trong và ngoài nước
Sự màu mỡ của BĐS Mê Linh đã khiến Vingroup không chần chừ mà đầu tư xây dựng dự án Vinhomes Mê Linh với quy mô lên tới 40ha với sự kết hợp của các mô hình đa dạng: Biệt thự đơn lập – song lập, liền kề, nhà phố thương mại và căn hộ chung cư. Nhờ vào đó, các dự án BĐS lân cận trong khu vực Mê Linh sẽ được hưởng đồng bộ những tiện ích của Vinhomes.
Bên cạnh đó phải kể đến nhà phố thông minh của tập đoàn BRG và tập đoàn Sumitomo Nhật Bản. Dự án này được nhận định trong tương lai sẽ trở thành thành phố thông minh phát triển bậc nhất Đông Nam Á, thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn quốc tế và trở thành trung tâm đầu tư khu vực.
Cổng chính dự án Long Việt Riverside.
Dự án Long Việt Riverside thu hút mọi sự chú ý của nhà đầu tư với những lợi thế nổi trội.
Dựa vào những điểm nóng lên của BĐS Mê Linh, dự án căn nhà liền kề Long Việt Riverside đã tận dụng được những lợi thế cả bên trong và bên ngoài để ghi tên mình vào danh sách dự án Hot nhất khu vực Mê linh.
Với vị trí thuận lợi tại trung tâm Mê Linh, giáp đường Quang Minh và sông Cà Lồ, chỉ mất 5 phút là có thể di chuyển đến Mê Linh plaza, bệnh viện, trường học các cấp… Đặc biệt là những tiện ích nội khu dự án: công viên lõi có sân chơi rộng, bể bơi 4 mùa, sân tennis, shophouse thương mại đầy đủ tiện nghi, hệ thống an ninh an toàn khép kín… đảm bảo cho cuộc sống tiện ích.
Mang hơi thở phương tây trong từng đường nét thiết kế, dự án gồm những căn nhà 4 tầng có diện tích 1 mặt sàn là 70m2 – 84m2 với mặt tiền mỗi căn tương ứng là 5m – 6m, tầng 1 là shophouse, 3 tầng còn lại được thiết kế tối ưu cho không gian sống. Hiện tại giá bán từ 35 triệu/m2 đất nền, nghĩa là với căn nhà 4 tầng tương đương với 8,75 triệu/m2. Dự kiến sẽ tăng hơn nữa trong năm tới khi giao thông trục đường Phạm Văn Đồng được hoàn thiện.
Xem thêm dự án mới năm 2020 ở mê linh: