BIDV đề nghị không thu hồi khu đất số 7-9 Tôn Đức Thắng, TP. HCM

Trước đó, Môi trường và Đô thị Việt Nam đã đăng tải bài viết “Khu ‘đất vàng’ tại TP. HCM khiến BIDV có nguy cơ “mất trắng” 700 tỷ?” đề cập đến việc khu đất số 7 – 9 có nguy cơ khiến số tiền Ngân hàng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV chi nhánh Thành Đô (Hà Nội) giải ngân cho Liên danh Hải Thành – Yên Khánh trở thành nợ xấu, nợ quá hạn do khu đất trên được xác định là có nguồn gốc quốc phòng, liên quan trực tiếp đến việc Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân (QCHQ) xét xử ông Nguyễn Văn Hiến (cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng);

Cựu Trưởng phòng Kinh tế Quân chủng Hải quân Bùi Như Thiềm; Đoàn Mạnh Thảo, cựu Trưởng phòng Tài chính Quân chủng Hải quân), Bùi Văn Nga, cựu Giám đốc Công ty Hải Thành) và Trần Trọng Tuấn, cựu Phó Giám đốc Công ty Hải Thành cùng hầu tòa về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”;

Đinh Ngọc Hệ (tức Út “trọc”, cựu Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Thái Sơn), Phạm Văn Duyệt (cựu Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Bình) và Vũ Thị Hoan (cựu Giám đốc Công ty Yên Khánh), bị xét xử tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Bị cáo Đinh Ngọc Hệ.

Cụ thể, theo cáo trạng, Đinh Ngọc Hệ, Phạm Văn Diệt (cựu Giám đốc điều hành công ty Yên Khánh), Vũ Thị Hoan (cựu Giám đốc công ty Yên Khánh, Giám đốc công ty Yên Khánh Hải Thành) đã gian dối để công ty Hải Thành, Quân chủng Hải quân (QCHQ) tin tưởng làm các thủ tục ký kết hợp đồng thành lập công ty liên doanh Yên Khánh Hải Thành.

Công ty liên doanh này thực hiện dự án xây dựng và vận hành cao ốc đa chức năng tại khu đất số 7 – 9 (đường Tôn Đức Thắng, TP.HCM), thời hạn 49 năm. Khu đất có diện tích 3.531m2 này sau đó được làm thủ tục chuyển quyền sử dụng sang cho công ty Yên Khánh Hải Thành.

Trong đó, sử dụng biên bản họp HĐTV công ty Yên Khánh Hải Thành, có chữ ký giả của đại tá Trần Trọng Tuấn (cựu Phó giám đốc công ty Hải Thành, QCHQ) để lập hồ sơ vay vốn tại BIDV – chi nhánh Thành Đô. Khi đã có giấy chứng nhận chuyển quyền sử dụng đất, Út “trọc” chỉ đạo người khác lập hồ sơ thế chấp quyền sử dụng khu đất.

Việc này nhằm bảo đảm cho 8 công ty của Hệ vay, cấp bảo lãnh số tiền hơn 765 tỉ đồng. Hiện còn 4 công ty có dư nợ với BIDV được bảo đảm bằng khu đất số 7 – 9, với tổng số nợ gốc và lãi hơn 545 tỉ đồng. Được biết, tháng 8/2018, cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng vào cuộc điều tra. Đến cuối năm 2019, khu đất vàng này bị UBND TP. HCM thu hồi.

Sự việc khiến dư luận đặt ra câu hỏi, số tiền BIDV đã giải ngân có nguy cơ biến thành nợ xấu hay không khi khu đất bị thu hồi, lãnh đạo Liên danh Hải Thành – Yên Khánh là bị can trong vụ án do Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân xét xử?

Giấy chứng nhận chuyển quyền sử dụng đất tại khu đất số 7-9 Tôn Đức Thắng là tài sản đảm bảo cho 8 công ty của Hệ vay tại BIDV Chi nhánh Thành Đô Hà Nội.

Phản hồi Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, đại diện BIDV cho biết, phía ngân hàng giữ nguyên quan điểm đã trình bày trong phần tranh luận tại Phiên tòa xét xử cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến, Đinh Ngọc Hệ (tức Út ‘trọc’) và các đồng phạm diễn ra vào ngày 21/5/2020.

Theo đó, đại diện BIDV cho rằng Hợp đồng thế chấp tài sản giữa công ty Yên Khánh Hải Thành và BIDV chịu sự điều chỉnh của luật Dân sự. Theo đó, hợp đồng này đúng quy định pháp luật, không có cớ gì lại tuyên hợp đồng thế chấp này là vô hiệu.

Theo đại diện ngân hàng, trong bộ luật Dân sự cũng ghi nhận những điều khoản để bảo vệ bên thứ 3 ngay tình. Công ty Hải Thành là chủ sở hữu đất không có quyền đòi lại tài sản từ BIDV và QCHQ cũng không có quyền đòi lại.

Đại diện BIDV cho rằng, kết quả thẩm vấn công khai tại tòa làm rõ, BIDV là bên nhận tài sản hợp pháp, đúng các quy định của pháp luật. BIDV không thể biết có sự gian dối trong nội bộ công ty Yên Khánh Hải Thành.

BIDV cũng không thể có nghiệp vụ để đánh giá xem chữ ký của ông Tuấn là thật hay giả. Trong trường hợp này, ngay cả cơ quan công chứng TP.HCM còn không phát hiện chữ ký giả.

Đại diện BIDV khai báo tại tòa ngày 21/5/2020.

Hơn nữa, tại tòa đã làm rõ việc ông Tuấn, công ty Hải Thành và Bộ tư lệnh hải quân đã biết việc có giao dịch với BIDV. Với tình tiết đó, có thể nhận thấy, đại diện QCHQ, công ty Hải Thành biết việc lô đất bị mang đi thế chấp tại BIDV, nhưng đã không có phản ứng trong thời gian dài.

Nếu các bên có liên quan biết nhưng không phản đối trong thời gian dài, như vậy được coi là ông Tuấn, công ty Hải Thành đã chấp nhận thế chấp. Nếu hợp đồng thế chấp hợp pháp bị tuyên bố vô hiệu thì sẽ ảnh hưởng đến sự an tâm của các tổ chức tín dụng trong việc kinh doanh, gây tâm lý bên nhận thế chấp có thể sai bất cứ lúc nào, các ngân hàng có thể mất vốn, chịu rủi ro.

Từ những căn cứ trên, đại diện BIDV đề nghị Hội đồng xét xử tuyên không thu hồi đất; đề nghị tuyên trả lại vật chứng là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho BIDV để các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng thế chấp.

Đề nghị giải tỏa kê biên tài sản của các bên không liên quan trực tiếp đến vụ án, để các doanh nhanh chóng ổn định, có nguồn thu để trả nợ vay ngân hàng.

Trong trường hợp buộc phải thu hồi lô đất 7 – 9 theo yêu cầu quốc phòng (không thu hồi cho mục đích kinh tế khác), đề nghị tuyên buộc các bên đi vay phải bổ sung bằng tài sản đảm bảo khác, tạo điều kiện cho việc thi hành án sau này.

Tài sản bổ sung phải đảm bảo điều kiện đầy đủ pháp lý, có giá trị đủ đảm bảo nghĩa vụ trả nợ, và đảm bảo yêu cầu của BIDV.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Reset password

Enter your email address and we will send you a link to change your password.

Get started with your account

to save your favourite homes and more

Sign up with email

Get started with your account

to save your favourite homes and more

Bằng cách nhấn nút «SIGN UP», bạn đồng ý với Terms of Use và Privacy Policy.
Powered by Estatik
Lên đầu trang