Cho người nước ngoài mua BĐS du lịch sẽ là “liều thuốc” kích cầu tốt cho thị trường

Nếu tận dụng tốt sẽ giúp cho thị trường phát triển bền vững. Đồng thời đây cũng là một kênh quảng bá và kích thích gia tăng doanh thu cho ngành du lịch Việt Nam. Đó là nhận định của ông Mai Đức Toàn, Giám đốc khối kinh doanh và đầu tư CNT Group.

Covid-19 tái bùng phát, bất động sản nghỉ dưỡng “ngấm đòn”

Ông Toàn cho rằng, thị trường BĐS nghỉ dưỡng đã khó khăn sau sự kiện Cocobay nay còn khó khăn hơn khi dịch Covid bùng phát. Niềm tin khách hàng hiện nay với phân khúc này giảm thấp. Bản thân nội tại BĐS nghỉ dưỡng đã có những bất cập chưa được giải quyết như: Pháp lý của dự án, việc quy định cấp sổ hay không cấp sổ? Quy định quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của CĐT và đơn vị vận hành. Vì thế, BĐS nghỉ dưỡng đang thực sự “ngấm đòn” kép.

Trong đó, dịch Covid – 19 đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung, ngành du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Không thể phủ nhận, thị trường BĐS nghỉ dưỡng chỉ phát triển khi thị trường du lịch phục hồi và phát triển.

Thế nhưng, hiện nay dịch Covid 19 tái bùng phát, tình hình diễn biến dịch bệnh khá phức tạp và khó đoán định. Nếu tình hình dịch bệnh theo hướng khó kiểm soát rất có thể sẽ có đợt cách ly toàn xã hội lần 2, lúc này toàn thị trường tiếp tục rơi vào trạng thái tạm dừng lần 2. Trong đó, du lịch ltiếp tục là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

10-15962089814521573206724

Ông Mai Đức Toàn, Giám đốc khối kinh doanh và đầu tư CNT Group

“Chính vì vậy,  tôi cho rằng thị trường trong những tháng còn lại của năm 2020 sẽ còn nhiều khó khăn. Tình hình có thể sẽ khả quan hơn vào nửa sau của năm 2021 với điều kiện thế giới kiểm soát tốt dịch bệnh và tìm ra được vaccine trong năm nay”, ông Toàn chia sẻ.

Theo báo cáo thị trường mới nhất của Savills Việt Nam, thị trường BĐS nghỉ dưỡng 6 tháng đầu năm 2020 hoạt động kém nhất từ trước đến nay do chính sách phong tỏa. Công suất phòng giảm 36 điểm phần trăm theo năm xuống 32% trong khi giá phòng giảm 13% theo năm xuống 74USD/phòng/đêm. Áp lực từ công suất phòng thấp đã khiến giá phòng trung bình giảm 21% theo quý. Phân khúc 5 sao chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do phụ thuộc chủ yếu vào khách quốc tế. Còn theo Sở du lịch Tp.HCM, lượng khách quốc tế tại thành phố trong 6 tháng đầu năm 2020 giảm 69% theo năm xuống 1,3 triệu lượt. Đó là những con số này cho thấy dịch Covid-19 tác động không hề nhỏ đến phân khúc BĐS nghỉ dưỡng tại Việt Nam.

Cần liều thuốc kích cầu

“Theo quan sát của tôi, từ nửa đầu năm 2020 thị trường BĐS nghỉ dưỡng gần như rơi vào tình trạng ngủ đông. Để tháo gỡ những khó khăn của thị trường hiện nay cần nhiều giải pháp đồng bộ. Ngoài vấn đề về pháp lý của dự án bao gồm các quy định về quyền và nghĩa vụ của CĐT, của đơn vị vận hành, việc cấp chủ quyền,… thì việc kích cầu thị trường là một trong những giải pháp hiệu quả lúc này. Thực tế, thị trường BĐS du lịch hiện nay cần liều thuốc kích cầu đủ mạnh để hồi phục và phát triển”, ông Toàn nhấn mạnh.

Thưc ra, hiện nay Việt Nam đã cho phép người nước ngoài sở hữu BĐS theo điều 159 Luật nhà ở 2014. Tuy nhiên việc sở hữu chỉ dừng lại ở BĐS nhà ở (căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở không nằm trong khu vực bảo đảm an ninh quốc phòng theo quy định của Chính phủ). 

Đối với BĐS nghỉ dưỡng luật chưa cho phép người nước ngoài sở hữu. Gần đây nhất, ngày 18/06/2020, Bộ xây dựng đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật kinh doanh Bất động sản theo hướng cho phép người nước ngoài được mua BĐS du lịch.

Cho người nước ngoài mua BĐS du lịch sẽ là liều thuốc kích cầu tốt cho thị trường - Ảnh 3.

Theo ông Toàn, việc cho người nước ngoài sở hữu BĐS du lịch cũng giống như xuất khẩu BĐS tại chỗ mà chúng ta không cần tốn nhiều chi phí vẫn có thể gia tăng nguồn vốn cho ngành. Nếu tận dụng tốt sẽ giúp cho thị trường phát triển bền vững. Đồng thời đây cũng là một kênh quảng bá và kích thích gia tăng doanh thu cho ngành du lịch Việt. 

Đặc biệt, trong bối cảnh các dự án nghỉ dưỡng hiện nay đang gặp nhiều thách thức đây là một giải pháp hữu ích và thiết thực giúp cho sức cầu thị trường tăng đáng kể, xa hơn nữa là phục hồi lại sự sôi động của thị trường, giúp NĐT an tâm hơn về BĐS nghỉ dưỡng.

Trong đó việc cho phép người nước ngoài sở hữu BĐS nghỉ dưỡng mang đến những lợi thế sau: Tăng sức cầu chung của thị trường; Thu hút nguồn vốn ngoại tệ; Thu hút du khách đến Việt Nam do thực tế những người sở hữu BĐS nghỉ dưỡng tại Việt Nam sẽ được chia sẻ kỳ nghỉ 15 – 20 đêm tại dự án mình mua.

Tuy nhiên, việc cho phép người nước ngoài sở hữu BĐS cần bảo đảm yếu tố an ninh quốc phòng. Đối với BĐS nghỉ dưỡng nếu luật cho phép cần quy định rõ những vị trí, khu vực người nước ngoài được phép mua.

Chia sẻ về tỉ lệ mua bao nhiêu/dự án BĐS du lịch, ông Toàn cho rằng rất khó để có thể nói con số cụ thể là bao nhiêu, tuy nhiên hiện nay luật đã quy định việc sở hữu BĐS của người nước ngoài đối với BĐS nhà ở tại Việt Nam không vượt quá 30% số lượng sản phẩm của dự án. 

Đối với BĐS du lịch chúng ta cần có quy định cụ thể từng khu vực sẽ được bao nhiêu? Thời hạn sở hữu bao lâu? Quyền và nghĩa vụ của khách hàng là đối tượng người nước ngoài? Điều kiện sang nhượng? Vấn đề gia hạn khi hết thời gian sở hữu? Tất cả trên nguyên tắc bảo đảm an ninh quốc phòng của đất nước.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Reset password

Enter your email address and we will send you a link to change your password.

Get started with your account

to save your favourite homes and more

Sign up with email

Get started with your account

to save your favourite homes and more

Bằng cách nhấn nút «SIGN UP», bạn đồng ý với Terms of Use và Privacy Policy.
Powered by Estatik
Lên đầu trang