Hà Nội bắt đầu cắt mái bê tông tầng 18 tòa nhà 8B Lê Trực

Theo UBND quận Ba Đình, toàn bộ quá trình tháo dỡ, phá dỡ phần công trình vi phạm trật tự xây dựng tại số 8B Lê Trực sẽ được đơn vị tư vấn giám sát thi công là Công ty TNHH tư vấn xây dựng VNT Việt Nam giám sát.

Viện Khoa học công nghệ và kinh tế xây dựng Hà Nội – Sở Xây dựng thực hiện khảo sát hiện trạng các công trình liền kề, thiết lập hệ thống quan trắc khu vực cưỡng chế vi phạm.

UBND quận Ba Đình cho biết, sau khi tháo dỡ xong giai đoạn 1 (tầng 19) vào tháng 10/2016, chiều cao công trình còn 61,8m, vượt so với GPXD (cao 53m) là 8,8m; diện tích sàn còn 34.640,8 m2, vượt so với GPXD (diện tích 29.874 m2) là 4.766,8m2.

Trước khi phá dỡ toàn bộ mái tầng 18, lực lượng công nhân khoan thăm dò đánh giá chất lượng kết cấu bê tông, cốt thép mặt sàn.

Lực lượng thi công bắt đầu cắt bê tông cốt thép ở tầng 18 tòa nhà 8B Lê Trực. Ảnh: ANTĐ.

Trước đó, từ ngày 15/5 các lực lượng chức năng quận Ba Đình tiến hành xử lý giai đoạn 2 công trình 8B Lê Trực phường Điện Biên. Việc phá dỡ phần vi phạm của công trình do Công ty CP Đầu tư xây dựng dân dụng Bắc Nam thực hiện. UBND quận Ba Đình khẳng định nhà thầu phá dỡ có đủ năng lực, phương án phá dỡ đã được Sở Xây dựng TP Hà Nội phê duyệt.

Tuy nhiên, theo báo Công lý, sáng nay khi các lực lượng chức năng đang tiến hành tháo dỡ phần mái tầng 18, thì cư dân hai tầng 17 và 18 đã tập trung rất đông dưới chân công trình, treo băng rôn, khẩu hiệu tại công trình và trụ sở phường Điện Biên. Việc tháo dỡ khiến khách hàng mua nhà tại tầng 17, 18 mong muốn có câu trả lời thỏa đáng từ chính quyền và chủ đầu tư để đảm bảo quyền lợi.

Người mua nhà tầng 17, 18 thắc mắc, tại sao khi ký hợp đồng mua căn hộ, dự án đã cất nóc và có đủ hồ sơ pháp lý, trong đó chủ đầu tư được phép xây dựng tầng 17, 18. Sau khi ký hợp đồng mua nhà họ đã thanh toán đến 90% giá trị hợp đồng với hy vọng quý III/2015 sẽ được vào ở.

Sau khi nhận bàn giao thô, những khách hàng này tiếp tục đầu tư một khoản tiền lớn để hoàn thiện và trang bị nội thất. Tuy nhiên sau đó tòa nhà đã bị cưỡng chế, đến nay đã hơn 5 năm công trình vẫn chưa được giải quyết dứt điểm trong khi người dân lại không có nhà để ở. Đặc biệt, ai sẽ là người đền bù thiệt hại của tất cả các hộ dân đã mua với giấy tờ và sở hữu hợp pháp.

Một cư dân sống trong căn hộ bị phá dỡ cho biết: “Chúng tôi đã bỏ ra một khoản tiền rất lớn để đầu tư vào căn hộ. Ngay từ khi nhận bàn giao căn hộ thô từ chủ đầu tư, việc đầu mua trang thiết bị làm nội thất cũng rất tốn kém. Việc công trình sai phạm là trách nhiệm của của chủ đầu tư chứ không phải là sai phạm của người dân và chính quyền. Vì vậy khi phá dỡ phần sai phạm thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm với những người mua nhà, sắp xếp, đền bù cho phù hợp. Chính quyền và chủ đầu tư phải làm việc với nhau, đừng để người dân chịu thiệt”.

P.V (tổng hợp)

Reset password

Enter your email address and we will send you a link to change your password.

Get started with your account

to save your favourite homes and more

Sign up with email

Get started with your account

to save your favourite homes and more

Bằng cách nhấn nút «SIGN UP», bạn đồng ý với Terms of Use và Privacy Policy.
Powered by Estatik
Lên đầu trang