Phát triển nhà ở xã hội để ‘giải cứu’ thị trường bất động sản

Theo đó, Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) nhận thấy, nhiều nước trên thế giới, kể cảcác nước công nghiệp phát triển, điển hình là Singapore, Hàn quốc, Pháp… đều có chính sách nhà ở xã hội(social housing), nhà ở giá thấp (low-cost housing), để giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp (low-income), với vai trò chủ đạo của Nhà nước ban hành các “chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện”, đặc biệt làchính sách tín dụng ưu đãi dài hạn, để thực hiện các dự án nhà ở giá thấp, nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, kể cả cho người có thu nhập trung bình(như tại Singapore).

Ở các nước, hình thức phổ biến nhấ tlà loại nhà ở xã hội cho thuê và nhà ở xã hội bán trả góp dài hạn 20-30 năm,nhưng không có loại nhà ở xã hội bán thu tiền ngay như ở nước ta. Loại nhà ở xã hội bán thu tiền ngay như ở nước ta.

Trong giai đoạn  thị trường bất động sản bị khủng hoảng đóng băng giai đoạn 2011-2013, để giải quyết hàng tồn kho, nợ xấu và hỗ trợ người có thu nhập thấp đô thị tạo lập nhà ở, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 02/2013/NQ-CP ngày 07/01/2013 với gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng áp dụng từ 2013-2016, trong đó 70% tương đương 21.000 tỷ đồng hỗ trợ cho người mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có giá bán không quá 1,05 tỷ đồng; và 30% gói tín dụng ưu đãi tương đương với 9.000 tỷ đồng hỗ trợ cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội. Áp dụng lãi suất vay ưu đãi 6%/năm 2013; và 5%/năm từ năm 2014 đến năm 2020.

Sau 3 năm thực hiện gói 30.000 tỷ đồng, đến hết năm 2016, đã giải ngân được hơn 32.000 tỷ đồng, tạo điều kiện cho 56.186 người mua được nhà ở.Trong đó, chỉ có khoảng 1/3 là nhà ở xã hội; Còn lại, phần lớn là nhà ở thương mại.Gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng cùng với các giải pháp hỗ trợ khác của Nhà nước đã giúp cho thị trường bất động sản phục hồi và tăng trưởng trở lại từ đầu năm 2014 cho đến nay.

“Mới đây, một chuyển biến tích cực làtháng 04/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 41/NQ-CP, giao cho Bộ Kế hoạch Đầu tư bố trí 3.000 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, trong đó phân bổ 1.000 tỷđồng tái cấp vốncho Ngân hàng Chính sách xã hội. Đặc biệt là dành 2.000 tỷ đồng cấp bù lãi suất, phân bổ cho 04 ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank. Với nguồn tái cấp vốn này, 04 ngân hàng thương mại có thể huy động được đến khoảng 60.000 tỷ đồng để hỗ trợ tín dụng ưu đãicho người mua nhà ở xã hộitrong năm 2020 và vài năm tiếp theo”, văn bản của HoREA nhấn mạnh.

HoREA đánh giá trong bối cảnh thị trường BĐS chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh khiến thị trường BĐS nói chung suy giảm, việc được cân đối gói hỗ trợ 3.000 tỷ đồng để phát triển loại hình nhà ở xã hội sẽ kích cầu thị trường.

Tuy nhiên. Hiệp hội cũng đề xuất bỏ quy định lợi nhuận trong phát triển nhà ở xã hội bởi theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, quy định “lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án không vượt quá 10% tổng chi phí đầu tư”, là không hợp lý. Bởi lẽ, Luật Nhà ở cho phép chủ đầu tư dự án 100% nhà ở xã hội, thì được bán 20% quỹ nhà theo giá thương mại để giảm giá thànhnhà ở xã hội, dẫn đến thực tế là chủ đầu tư không được lợi gì thêm khi bán số nhà ở thương mại này.

Mức lợi nhuận này ,không khuyến khíchdoanh nghiệp đầu tư dự án nhà ở xã hội. Bởi lẽ, nhiều chi phí “không tên”, kể cả chi phí thực tế giải phóng mặt bằng đều không được tính đúng, tính đủ vào tổng chi phí đầu tư, dẫn đến chủ đầu tư bị thiệt, thậm chí bị thua lỗ.

Mức lợi nhuận này, cũng không khuyến khích chủ đầu tư dự án ứng dụng tiến bộ công nghệ, kỹ thuật, quản lý, để vừa phải đảm bảo chất lượng công trình, gia tăng các tiện ích, dịch vụ, vừa tiết kiệm chi phí, giảm giá thành và trên cơ sở đó, sẽ được hưởng lợi nhuận tăng thêm.

“Lẽ ra, Nhà nước chỉ cần kiểm soát về quy hoạch, chất lượng công trình và nhất là giá bán căn hộ nhà ở xã hội, để khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, hiệu quả”, HoREA khẳng định.