Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 31/5/2020

“Vỡ” kế hoạch di dời 20.000 căn nhà ven kênh, rạch

Di dời nhà ven kênh rạch để chỉnh trang đô thị là một trong những mục tiêu lớn mà TP.HCM đã nỗ lực thực hiện trong suốt hàng chục năm qua. Nhiều tuyến kênh như kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, kênh Hàng Bàng đã “thay da đổi thịt”, hàng chục nghìn hộ dân đổi đời.

Theo kế hoạch, giai đoạn 2016 – 2020, TP.HCM sẽ cơ bản hoàn tất việc di dời hơn 20.000 căn nhà trên và ven các kênh, rạch, tổ chức lại cuộc sống dân cư tốt hơn. Tuy nhiên, đến nay, mọi thứ vẫn gần như “giậm chân tại chỗ”.

Những căn nhà ven sông lụp xụp, “làm bạn” với nắng mưa, tối tăm cả ngày lẫn đêm lại là nơi cư trú của hàng chục nghìn người dân tại TP.HCM trong suốt nhiều năm qua. Theo thống kê của Sở Xây dựng TP.HCM, thành phố hiện còn hơn 21.800 căn nhà trên và ven kênh rạch. Giai đoạn 2016 – 2020, thành phố mới chỉ bồi thường và di dời được 1/3 kế hoạch đề ra.

Trong buổi làm việc mới đây giữa UBND và Sở Xây dựng TP.HCM, lãnh đạo thành phố thừa nhận, chương trình di dời toàn bộ 20.000 căn nhà trên và ven kênh rạch để chỉnh trang đô thị đã không đạt được mục tiêu do đa phần nhà này đều là lấn chiếm, chỉ có thể đền bù vật kiến trúc, không thể đền bù đất. Nếu để người dân cầm vài chục triệu đồng để đi nơi khác, họ sẽ lại tìm đến những kênh rạch khác để sống tạm bợ. TP.HCM đã xin cơ chế đặc thù nhằm rút ngắn thời gian thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư… Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất vẫn là thiếu nguồn vốn.

Nhiều công trình ở Đà Nẵng chưa tuân thủ quy định xử lý sự cố

Ngày 30/5, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng thông tin, sở vừa có công văn gửi Chủ đầu tư, quản lý dự án, tư vấn giám sát nhà thầu thi công các công trình đang thi công xây dựng trên địa bàn thành phố về việc xử lý sự cố tại công trình xây dựng.

Cụ thể, Sở Xây dựng nêu sự cố xảy ra tại hạng mục Condo2 thuộc công trình Căn hộ du lịch cho thuê tại số 107 đường Võ Nguyên Giáp (phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn) chưa tuân thủ quy định xử lý sự cố tại công trình.

Do đó, Sở Xây dựng yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện việc xử lý sự cố công trình theo quy định của Luật Xây dựng, Nghị định số 46 của Chính phủ, Thông tư số 04 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

“Trong đó, lưu ý việc báo cáo sự cố, giải quyết sự cố, giám định nguyên nhân sự cố và lập hồ sơ sự cố công trình xây dựng tuân thủ theo các quy định nêu trên. Chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật khi không tuân thủ quy định xử lý sự cố công trình theo quy định hiện hành”, công văn của Sở Xây dựng nêu rõ.

Đồng thời, Sở Xây dựng Đà Nẵng giao Thanh tra Sở, Chi cục Giám định xây dựng phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng quy định xử lý sự cố công trình xây dựng, xử lý nghiêm các trường hợp không tuân thủ theo quy định.

Trước đó, vào khoảng 14 giờ 30 ngày 24-5, anh Hoàng Trọng D. (39 tuổi, quê TP Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) là công nhân thuộc nhà thầu Mecoco cùng nhóm thợ thi công phần điện tại hạng mục Condo2. Khi làm việc tại tầng 16 của công trình thì bị té ngã, rơi xuống đất và tử vong tại chỗ.

Dư nợ bất động sản lại… tăng

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước gửi Quốc hội mới đây, đến thời điểm hiện tại tổng dư nợ tín dụng với toàn nền kinh tế là 8,3 triệu tỷ đồng, tương đương tín dụng đối với riêng lĩnh vực BĐS vào khoảng 1,6 triệu tỷ đồng. Trong đó, dư nợ tín dụng phục vụ nhu cầu về nhà ở chiếm tỷ trọng khoảng 62,43% dư nợ tín dụng BĐS.

Từ đầu năm 2019, theo cách tính mới được Chính phủ sử dụng đó là dư nợ tín dụng với BĐS được cơ quan quản lý chia làm các nhóm chính, là: Cho vay kinh doanh BĐS và cho vay phục vụ nhu cầu mua, sửa nhà ở của cá nhân. Vì vậy, so với thời điểm cuối năm 2019, tổng dự nợ đã tăng thêm khoảng 1,23%.

Để đảm bảo an toàn cho các khoản vay, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 22/2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, tăng hệ số rủi ro đối với các khoản vay phục vụ kinh doanh BĐS từ 150% lên 200%. Đồng thời, áp dụng hệ số rủi ro từ 50 – 150% đối với các khoản cho vay cá nhân phục vụ nhu cầu mua nhà.

Theo chuyên gia kinh tế, tài chính TS Cấn Văn Lực, hiện nay, tổng dư nợ BĐS trên thị trường dưới 20% là con số chấp nhận được đối với tốc độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

“Thực tế, mức dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS ở các nước Đông Nam Á cao hơn Việt Nam rất nhiều, mức dư nợ của Việt Nam là chấp nhận được. Nhưng chúng tôi kỳ vọng trong thời gian tới tín dụng của các doanh nghiệp BĐS sẽ tăng trưởng cao” – ông Lực cho hay.

Liên quan đến một số cơ chế chính sách để thị trường BĐS có thể phục hồi, tăng trưởng trở lại sau dịch Covid-19, Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh (HoREA) đã có văn bản đề nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp BĐS được cơ cấu lại nợ đến hạn, được xem xét lãi vay trong thời hạn 12 tháng (tối thiểu trong năm 2020), được giãn tiến độ trả lãi vay, trả nợ gốc, không chuyển nhóm nợ xấu hơn khi đáo hạn.

P.V (tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Reset password

Enter your email address and we will send you a link to change your password.

Get started with your account

to save your favourite homes and more

Sign up with email

Get started with your account

to save your favourite homes and more

Bằng cách nhấn nút «SIGN UP», bạn đồng ý với Terms of Use và Privacy Policy.
Powered by Estatik
Lên đầu trang